Có 2 loại máy nước nóng dùng điện: máy nước nóng trực tiếp và máy nước nóng gián tiếp.
Máy nước nóng trực tiếp chỉ tiêu thụ điện trong lúc mở van nước sử dụng. Còn máy nước nóng gián tiếp dù không sử dụng nước vẫn luôn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định để duy trì nhiệt độ nước ở mức cài đặt (chế độ chờ).
Thực nghiệm trên máy nước nóng gián tiếp loại 50 lít cho thấy:
– Khi nhiệt độ nước nóng được cài đặt ở mức 650 độ C thì tiêu hao điện năng trong chế độ chờ trong 24 tiếng là khoảng 1,2 kWh. Nếu như giảm nhiệt độ nước nóng xuống 450 độ C thì tiêu hao điện năng tương ứng khoảng 1,1 kWh. Điều này cho thấy, nếu cài đặt nhiệt độ càng cao thì tiêu hao điện năng trong chế độ chờ càng cao.
– Thời gian nước nóng nguội đi từ nhiệt độ 650 độ C xuống 600C là khoảng 9 tiếng. Trong khi đó thời gian máy đun nước từ 600 độC lên 650 độ C là khoảng 9 phút.
Từ kết quả thực nghiệm trên, ta rút ra rằng:
– Nên sử dụng loại máy nước nóng gián tiếp khi có nhu cầu sử dụng nước ấm cho bồn tắm, bồn rửa…
– Cài đặt nhiệt độ nước nóng vừa đủ, không nên quá cao. Nếu dùng nước nóng thường xuyên cho bồn tắm thì nên cài đặt không quá 650 độ C, hoặc nếu ít hoặc không dùng cho bồn tắm mà chỉ dùng cho bồn rửa thì nên cài đặt không quá 450 độ C.
– Khi không có nhu cầu sử dụng nước nóng trong thời gian dài (như vào ban đêm), ta nên tắt nguồn cấp điện cho máy nhằm hạn chế lãng phí điện trong chế độ chờ.
Cách tốt nhất để tiết kiệm điện là sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời thay thế cho các máy dùng điện (máy trực tiếp và gián tiếp). Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho gia đình bạn (giảm tiền điện) và cho cộng đồng (góp phần bảo vệ môi trường).